Đăng nhập hoặcđăng kýđể tham gia thảo luận trên diễn đàn




    Chia Sẽ Mạng Xã Hội

    You are not connected. Please login or register

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    nguoithainguyen
    • Mod

    nguoithainguyen





    "Với quy mô dân số thứ 13 thế giới, tương xứng ở mức trung bình thôi  thì Việt Nam cũng phải là nền kinh tế lớn thứ 13 mới quý. Còn đứng thứ  42 theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB) thì là quá yếu".
    Chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A nhấn mạnh như vậy khi trả lời phỏng  vấn của phóng viên NTNN xung quanh công bố Bảng xếp hạng 177 nền kinh tế  của WB mới đây.
    Thưa ông, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo ngang giá sức  mua tương đương 322 tỷ USD, kinh tế Việt Nam đã được WB xếp đứng thứ 6  trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia, Thái Lan, Malaysia,  Philippines, Singapore) và thứ 42 trên thế giới. Điều này có ý nghĩa như  thế nào?
           - Nước mình đứng về quy mô dân số hiện đứng thứ 13 trên thế giới,  nên tương xứng thì nền kinh tế Việt Nam cũng phải xếp thứ 13 trên thế  giới mới phải, nhưng Việt Nam lại xếp tận thứ 42 thì cho thấy nền kinh  tế Việt Nam quá yếu kém.  
    Cụ thể là yếu kém như thế nào, thưa ông?
           - Nước càng đông dân thì thường là GDP càng lớn. WB tính bằng tổng  GDP. GDP nói chung (tổng) có một ý nghĩa là nó thể hiện sức mạnh kinh tế  nói chung của một quốc gia. GDP mà WB đưa vào tính không phản ánh người  dân nước đó giàu hay nghèo, các chính sách kinh tế vận hành hiệu quả  hay không hiệu quả. Khi xếp hạng, họ đánh giá GDP/đầu người. Mà "đầu  người" ở Việt Nam đứng thứ 13 lẽ ra tương xứng thì Việt Nam cũng phải  đứng thứ 13 về GDP.    
    Kinh tế Việt Nam phải đứng thứ 13 thế giới mới quý!  16(96)
    Singapore có dân số thấp hơn nhiều so với Việt Nam nhưng họ vẫn đứng trên Việt Nam về xếp hạng, thưa ông?
           - Singapore có dân số chỉ 6 triệu người nhưng GDP tính trên đầu  người của họ là 50.000 USD/người, còn Việt Nam hiện là 1.500 USD. Điều  này chứng tỏ Singapore hơn hẳn chúng ta, sức mạnh kinh tế nói chung hơn  hẳn chúng ta. Xếp hạng này cho thấy một vị trí tương đối của giá trị  tuyệt đối của GDP.  
    Nói như vậy thì xếp hạng này không có nhiều ý nghĩa, thưa ông?
           - Rất có ý nghĩa là khác. Đó là ý nghĩa về vị thế, độ lớn của nền  kinh tế mỗi nước. Dân số lớn mà GDP thấp thì nước đó yếu và ngược lại.  Lãnh đạo các nước chỉ cần hiểu một cách tổng thể như thế là đủ và họ sẽ  tự hoạch định các chính sách cho phát triển đất nước.  
    Quay trở lại quan điểm của ông là Việt Nam quá yếu, theo ông thì  Việt Nam phải làm thế nào để cải thiện thứ hạng tương xứng với quy mô  dân số?
           - Chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện được thứ hạng của mình trong  vài năm tới để có GDP ở mức 1.000 tỷ USD (bằng 1/8 Trung Quốc - nước có  khoảng 1,3 tỷ dân). Ví dụ, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam đầu tư rất  nhiều, đóng góp rất nhiều cho GDP nhưng cái mà người dân Việt Nam được  hưởng chỉ là lương đi làm thuê thôi.    
           FDI phải tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế Việt Nam, cho người  dân Việt Nam thì đóng góp vào GDP của họ mới thực sự tốt. Việt Nam phải  tạo cho mình chính sách này chứ không ai làm thay được. Phải làm sao để  tổng GDP của VN ngày càng lớn hơn.  
    Xin cảm ơn ông!

    Theo: Dân Việt

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    Permissions in this forum:
    Bạn không có quyền trả lời bài viết

     
    • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất