Đăng nhập hoặcđăng kýđể tham gia thảo luận trên diễn đàn




    Chia Sẽ Mạng Xã Hội

    You are not connected. Please login or register

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    quanghuy
    • Admin

    quanghuy


    https://thainguyennews.forumvi.com



    Về xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng ngày nay nhiều người dân vẫn gọi đây là "mảnh đất xuất khẩu cô dâu" bởi một xã vỏn vẹn 12 ngàn nhân khẩu nhưng có tới 900 cô gái đi lấy chồng nước ngoài.Làn sóng xuất khẩu ồ ạt này dẫn đến hệ lụy trai làng rơi vào cảnh ế ẩm.

    Gái trẻ, gái đẹp thì cứ đủ tuổi là đua nhau đăng ký đi lấy chồng ngọai quốc, còn những nam thanh niên ở xã Đại Hợp thì đã có không ít người chấp nhận cảnh đơn thân đến suốt đời. Tình trạng người người, nhà nhà đua nhau đi lấy chồng đã làm nảy sinh nhiều hệ luỵ nghiêm trọng, còn với chính quyền xã Đại Hợp thì cho đến nay họ vẫn "bó tay" trong việc giải quyết vấn đề này.

    Chủ tịch xã xin “bó tay”
    Bà Nguyễn Thị Thuý, Chủ tịch UBND xã Đại Hợp, một người đã chứng kiến thay đổi đến chóng mặt của địa phương từ khi có phong trào lấy chồng ngoại xuất hiện. Con số mà chính quyền xã đã thống kê chưa thật sự đầy đủ là đã có gần 1.000 cô gái đã và chuẩn bị đi lấy chồng ngoại. Bà Thúy cũng như các cán bộ chính quyền xã cũng đã có nhiều biện pháp nhưng vì việc đi lấy chồng ngoại không vi phạm pháp luật nên cũng chẳng thế nào giải quyết được một cách triệt để
     Kéo đến nhà chủ tịch xã bắt đền vì ... để trai làng ế vợ!  Lay-chong-dai-loan-hinh-anh_2_aauc
    Gái trẻ, gái đẹp thì cứ đủ tuổi là đua nhau đăng ký đi lấy chồng ngọai quốc. Ảnh minh họa
    Chia sẻ về tình trạng xuất khẩu cô dâu, bà Thuý cho biết, ở đây nhiều hộ gia đình luôn mang suy nghĩ là cho con đi lấy chồng ngoại là được đổi đời nên họ làm mọi cách, thậm chí là đi vay lãi về để làm các thủ tục xuất ngoại, nhiều hộ gia đình còn có tới 3-4 đứa con đi lấy chồng mà chính quyền đã phân tích, chia sẻ họ vẫn nhất quyết không nghe theo.
    Con số thống kê mới nhất mà chính quyền xã Đại Hợp đã làm rõ trong tổng số các hộ gia đình có con gái đi lấy chồng ngoại quốc ở địa phương thì đã có tới 6% gia đình có 2 con lấy chồng nuớc ngoài, trên 1,4% có 3 con lấy chồng nước ngoài, và trên 1,4% có 4 con lấy chồng nuớc ngoài.
    Con số các trai làng “ế vợ” ở Đại Hợp thì vẫn chưa được thống kế cụ thể nhưng chỉ biết, chuyện đàn ông 40 tuổi vẫn chăn đơn gối chiếc tại địa phương này nhiều vô kể, thậm chí có những người còn bỏ đi biệt xứ không phải để gây dựng kinh tế mà chỉ đơn thuần là đi kiếm một cô vợ. Bà chủ tịch xã Đại Hợp cũng cho biết thêm, vài năm gần đây, địa phương có nhà máy sản xuất da giầy nên đã thu được một số lượng nhất định lao động nữ. Tuy nhiên, phong trào đi lấy chồng ngoại vẫn chưa “giảm nhiệt” vì thực tế làm công nhân thì cuộc sống cũng chẳng thay đổi được nhiều…
    Chính từ việc các thiếu nữ nô nức kéo nhau đi lấy chồng ngoại mà đã dẫn đến nhiều hệ lụy bất thường ở Đại Hợp, thậm chí còn cả hộ dân kéo nhau lên bắt đền chính quyền xã vì cậu con trai độc đinh đến 40 tuổi vẫn chưa có vợ.
    Kéo đến nhà chủ tịch xã bắt đền vì ... để trai làng ế vợ!  Lay-chong-dai-loan-hinh-anh_3jpg_tbxq 
    Quyết tâm bảo vệ gái làng mà gái làng vẫn lũ lượt kéo nhau lấy chồng Tây
    Câu chuyện này xảy ra vào năm 2013, khi đó gia đình ông Nguyễn Văn Hiếu (ngụ thôn Quần Mục, xã Đại Hợp) đã lên trụ sở UBND xã “bắt đền” Chủ tịch vì cậu con trai độc đinh năm nay gần U40 mà vẩn ế vợ. Số là cậu này có một mối tình khá sâu đậm kéo dài 2 năm với một cô gái xinh đẹp trong làng. Cả hai bên gia đình ngày đêm khuyên nhủ con cái sớm làm đám cuới để sớm yên bề gia thất. Sau khoảng thời gian tìm hiểu nhau, cặp đôi quyết định tiến tới hôn nhân và hai bên gia đình đã ấn định ngày dạm hỏi.
    Ấy vậy mà chỉ cách đó có nửa tháng, cô gái kia quyết định xuất ngoại lấy chồng Hàn Quốc. Trong khi đó, cậu con trai ông Hiếu vẫn đang lênh đênh trên tàu những mong gom được món tiền lớn để chuẩn bị cưới vợ. Kết thúc chuyến đi, anh này vui như mở cờ trong bụng, về nhà chuẩn bị cưới. Vừa tới đầu làng, anh đã tá hỏa khi nghe tin người yêu mình đang chuẩn bị lên xe hoa với kẻ vừa gặp chưa nổi ba lần. Mối tình 2 năm trời sâu đậm giờ chỉ còn là những giọt nuớc mắt, kỷ niệm đau buồn và lời xin lỗi muộn màng. Quá đau xót, anh thành ra rầu rĩ cả thời gian dài và lại lao vào những chuyến đi biển dài ngày.
    Thương con cộng với sự lo lắng cho dòng tộc không có người nối dõi, ông Hiếu bức xúc lên tận trụ sở UBND làm ầm ĩ lên. Lúc đó bà Nguyễn Thị Thuý chỉ biết giải thích việc cô gái trên lấy chồng Hàn Quốc hoàn toàn không trái quy định pháp luật bởi hôn nhân là quyền tự do của mọi người. Gia Đình ông Hiếu nên thu xếp, thúc giục con trai sớm lấy vợ thì hơn. Chứ về vấn đề kết hôn này, chính quyền xã cũng đành..bó tay!
    Trai làng rủ nhau lên bản…lấy vợ?
    Đứng trước thực tại “khát đàn bà” chuyện lấy vợ cùng làng của con trai ở Đại Hợp khó hơn lên trời, rất nhiều người đã phải tìm nơi để tìm vợ. Thậm chí, người dân ở đây còn cổ vũ cho phong trào “trai làng quyết giữ gái làng”, đã có không ít thanh niên nơi khác đến tìm hiểu gái ở Đại Hợp bị “ăn no đòn” mà người dân cho rằng…đó là việc nên làm.
    Anh Phạm Văn Minh (tên thật đã được thay đổi), năm nay 35 tuổi một nam thanh niên ở Đại Hợp dù cao ráo, khôi ngô, ngoan ngoãn, nghề nghiệp ổn định nhưng lại chưa thể lấy vợ vì chẳng ai có thể kết duyên được. Hỏi chuyện lấy vợ anh Minh ngao ngán, ở làng tôi, cứ hết ngày lao động, đám thanh niên lại tụ tập để “buôn chuyện” chẳng có mấy anh nào đi hẹn hò. Anh nào cũng sợ ế vợ nhưng biết làm thế nào bây giờ khi chẳng có mấy mống con gái để tìm hiểu. Thanh niên xã tôi quanh năm đi biển nên chỉ muốn lấy gái làng  vì gần gũi, dễ tìm hiểu. Chứ mấy cô đi làm giày da ở tỉnh khác thì hơi ái ngại vì xa xôi lắm”, anh Minh thành thật.
    Kéo đến nhà chủ tịch xã bắt đền vì ... để trai làng ế vợ!  Lay-chong-dai-loan-hinh-anh_1_qxmu
    Số con gái chịu lấy chồng sau luỹ tre làng chỉ đếm trên đầu ngón tay và hầu như có rất ít người lấy chồng ở các tỉnh lân cận. Minh họa

    Cả thôn Quần Mục lúc này cũng chỉ còn khoảng không quá muời cô gái trên 20 tuổi là chưa chồng. Trong khi đó, thanh niên trai tráng thì gấp tới vài lần, nhìn là nhận ra ngay phần đông sẽ rơi vào cảnh ế vợ. Trai làng cũng tìm hiểu, cũng yêu đương nhưng cũng không dám chắc rằng ngày mai các cô gái có đi lấy chồng ngoại hay không. Trước viễn cảnh này, anh Minh cho biết: “Mấy anh em chúng tôi đã bàn với nhau, nếu như gái làng đi hết có lẽ lên miền núi tìm vợ chứ không lấy vợ, đẻ con nối dõi là có tội với họ hàng, tổ tiên..”
    Ở Đại Hợp còn có chuyện cưới vợ theo kiểu “đánh nhanh, thắng nhanh” chỉ diễn ra trong 1 tiếng đồng hồ. Trong những đám cưới kiểu này màn quan trọng nhất không phải là chú rể, cô dâu trao nhẫn cưới cho nhau mà là chú rể trao phong bì cho gia đình nhà gái. Không những thế, còn có cảnh nhà gái thì đông như hội, mà nhà trai chỉ có độc mình… chú rể cộng với người mai mối hoặc phiên dịch. Thế mới gây thêm nhiều chuyện đáng bàn khác như: có người lên chức bà ngoại rồi vẫn cố gắng đẻ thêm lấy đứa con cho nhà bởi cô quạnh, rồi xuất hiện nghề mối mai, lớp học “độc nhất vô nhị” sau luỹ tre làng để dạy “kỹ nghệ” lấy Tây.
    Xã Đại Hợp (huyện Kiến Thuỵ) và xã Lập Lễ (huyện Thuỷ Nguyên) là hai địa bàn có nhiều phụ nữ xuất ngoại lấy chồng nhất Hải Phòng. Con gái Đại Hợp, Lập Lễ chủ yếu qua Trung Quốc lấy chồng, nhưng một vài năm gần đây thì chuyển sang Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Số con gái chịu lấy chồng sau luỹ tre làng chỉ đếm trên đầu ngón tay và hầu như có rất ít người lấy chồng ở các tỉnh lân cận.
    Riêng ở xã Lập Lễ có tới gần 90% số hộ gia đình làm nghề biển. Chuyện ế vợ đã trở nên nhức nhối tới mức mà người dân còn cấm con trai đi biển để ở nhà đi…tán gái. Có những lúc cao điểm Lập Lễ có tới 2.000 thanh niên nam chưa lấy được vợ. Rất nhiều thanh niên do không lấy được vợ làng đã phải tìm ra các tỉnh khác như: Phú Thọ, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Nam Định… để tìm vợ, thậm chí là đến cả vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
    Ông Mai Xuân Thanh, Giám đốc Trung tâm Dân sô Kế hoạch hóa gia đình huyện Thủy Nguyên cho biết, tất cả huyện có 37 xã, thị trấn trên điạ bàn thì đều có phụ nữ xuất ngoại lấy chồng. Trong đó, tập trung đông ở 3 xã là Lập Lễ, Phả Lễ, Dương Quan. Những địa phương này được mệnh danh là “trắng” gái xuân tuổi dậy thì, còn xã Hợp Thành là địa phương đầu tiên có cô dâu xuất khẩu sang nuớc ngoài.
    Theo: Pháp Luật & Cuộc Sống

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    Permissions in this forum:
    Bạn không có quyền trả lời bài viết

     
    • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất