Đăng nhập hoặcđăng kýđể tham gia thảo luận trên diễn đàn




    Chia Sẽ Mạng Xã Hội

    You are not connected. Please login or register

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    quanghuy
    • Admin

    quanghuy


    https://thainguyennews.forumvi.com



    Không khó để nhận ra thói quen theo trào lưu của bóng đá Việt, điều đó xuất phát chủ yếu từ sức ảnh hưởng của xã hội. Còn nhớ khoảng hơn mười năm trước đây khi người Thái Lan thống trị bóng đá khu vực. Và bóng đá Việt Nam với thế hệ vàng Hồng Sơn, Huỳnh Đức, khi đó vẫn không thể vượt qua được tầm ảnh hưởng của người Thái. Còn V – league khi đó ngập tràn các cầu thủ người Thái.

    Với tiêu chí mang sao về phục vụ cho niềm hâm mộ của số đông các cổ động viên, những ông bầu của các đội bóng Việt sẵn sang chi những khoản tiền không lồ để mang cầu thủ Thái về trong đội hình, dù rằng so về sức vóc hình thể và trình độ các cầu thủ Thái không hơn người Việt là bao.
    Không học hỏi được bao nhiêu thì trào lưu ấy đã kết thúc, không phải vì bóng đá Thái Lan bây giờ kém thành tích hơn so với trước kia, mà là bởi những nhà làm bóng đá Việt đã nhận ra rằng trước đây tầm nhìn của họ quá ngắn hạn. Bóng đá Việt Nam muốn phát triển hơn cần phải đưa tầm mắt của mình vượt ra khỏi ao làng bóng khu vực, cũng như những gì mà bóng đá Thái Lan đã và đang làm.
    Giờ đây khi người hâm mộ đặt ra thắc mắc rằng trào lưu bóng đá Nhật liệu sẽ duy trì được bao lâu? Câu trả lời có lẽ không nằm ở thời điểm mà chính là cách mà chúng ta sẽ học hỏi người Nhật như thế nào.
    Thực trạng khác xa nhau…
    Bóng đá Việt Nam đừng để hiệu ứng Nhật Bản chỉ là trào lưu như giống lần trước học người Thái Miura110

    Nhật Bản có một giải J.League vô cùng chất lượng.
    Giữa bóng đá Việt Nam và bóng đá Nhật Bản có chỉ một vài điểm giống nhau nhưng sự khác biệt là quá nhiều, mà khác biệt lớn nhất có lẽ là ở vấn đề kinh tế. Bóng đá chuyên nghiệp không thể sống và tồn tại mà không có sự bảo trợ của kinh tế xã hội, và ngược lại, bóng đá cũng là một mảng rất quan trọng giúp nền kinh tế quốc gia phát triển.
    Nền kinh tế phát triển của Nhật đã mang lại cho họ những khoản đầu tư khổng lồ cho bóng đá, những sân cỏ xanh mượt theo đúng tiêu chuẩn bóng đá quốc tế, và bên trên là những khán đài có sức chứa hàng vạn khán giả mà ngay cả những nền bóng đá tầm trung ở Châu Âu cũng phải thèm khát. Cùng với đó là hệ thống đào tạo trẻ phát triển.
    Các quan chức Nhật cho phép mang bóng đá đến với học đường với tiêu chí đưa bóng đá trở thành môn thể thao thế mạnh và giành được nhiều sự ưu ái trong giới trẻ Nhật Bản. Ở một chiều hướng ngược lại, bóng đá học đường cũng là nơi nuôi dưỡng những mầm non tương lươi lai của bóng đá Nhật. Đó là nơi mà thanh niên Nhật có quyền được rèn luyện bóng đá mà vẫn có thể theo học văn hóa trước khi quyết định có đi theo con đường trở thành cầu thủ chuyên nghiệp hay không.
    Còn đối với bóng đá Việt Nam thì sao? Một CLB chuyên nghiệp của bóng đá Việt có thể dễ dàng bị giải thể vì không còn nguồn tài chính được cấp theo kiểu một chiều từ các doanh nghiệp tài trợ đội bóng. Các CLB thậm chí còn không có tham vọng thăng hạng hoặc chỉ muốn rớt hạng cho xong, chỉ vì vấn đề thu không đủ bù chi.
    Đội lớn còn như thế thì đội nhỏ biết phải làm sao? Một số đội trẻ của các CLB đang tham dự V League chỉ hoạt động cầm chừng hoặc chờ ngày giải tán, không thể cung cấp cầu thủ cho đội lớn vì chất lượng quá kém. Những CLB như Hùng Vương An Giang, hay SXKT Cần Thơ khi được thăng hạng mới manh nha đi nhặt nhạnh những cầu thủ đầu thừa đuôi thẹo ở các CLB khác về để đủ quân đá cho xong mùa giải, để rồi sau đó thành tích và bản sắc đội bóng như thế nào thì phó mặc cho số phận.
    Rõ ràng bóng đá Việt thiếu hẳn một cơ chế chuyên nghiệp giúp một đội bóng có thể cân bằng giữa thu và chi, mà đó là điều người Nhật đang làm rất tốt. Điều đó khiến cho những nguồn kinh phí đầu tư cho bóng đá chỉ như khoản tiền vứt qua cửa sổ, hay là đội bóng là một thứ tài sản trưng bày để phục vụ cho thói quen thích chơi trội của một vài ông bầu.
    Sự phát triển không bền vững ấy cũng là nguyên nhân khiến cho một nền bóng lớn của thế giới như Italia hiện đang thoi thóp với những CLB hiện chỉ còn chờ ngày giải thể xuống thi đấu ở hạng nghiệp dư. Vì vậy, học làm sao để thu hẹp được khoản cách này là một điều đáng để các nhà làm bóng đá Việt lưu tâm, chứ không phải chỉ là một vài vị HLV người Nhật là có thể giải quyết vấn đề trong một sớm một chiều.
    Học hỏi phải dựa trên sức mạnh xã hội
    Đất nước Việt Nam hiện có hơn 90 triệu dân, là nước có dân số thứ 14 trên thế giới và là một xã hội cực kỳ yêu bóng đá. Ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình hình kinh tế ra sao, niềm tin mất đi như thế nào, thì tình yêu dành cho bóng đá của người Việt là không phải bàn cãi. Ngay chính HLV Miura của đội tuyển Việt Nam cũng khen ngợi tình yêu bóng đá của người Việt, thậm chí khi họ phải thi đấu xa nhà.
    Bóng đá Việt Nam đừng để hiệu ứng Nhật Bản chỉ là trào lưu như giống lần trước học người Thái Miura22

    Bóng đá Việt Nam vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng.
    Ở Việt Nam, bóng đá, môn thể thao vốn dĩ là số một, hơi thở bóng đá như len lõi khắp từng nếp nhà, từng con phố. Và ở một xã hội đông dân như thế, yêu bóng đá như thế thì không thể thiếu các tài năng. Vấn đề là làm sao truyền tải những thông điệp hữu ích đến những tài năng ấy, rằng họ có thể cống hiến cho bóng đá nước nhà, có môi trường để thể hiện các tài năng ấy.
    Người Việt có tố chất chơi bóng dù rằng thể hình không nổi trội, nhưng vì một vài lý do bóng đá chưa thực sự được phổ cập đến từng tầng lớp người dân. Bóng đá học đường tại Việt Nam chỉ là một mảng phong trào, trong khi công tác đào tạo trẻ chỉ làm cho lấy lệ.
    Những cầu thủ nhí bỏ bê việc học hành để đi theo bóng đá không được đảm bảo về tương lai, họ ăn tập ở đội trẻ đến năm mười mấy tuổi thì bị tống tháo ra đường vì thiếu kinh phí, và họ biết phải làm gì để duy trì cuộc sống, chứ đừng nói đến ước mơ dang dở. Vì thế mà niềm tin theo con đường bóng đá chuyên nghiệp gần như đã bị bóp nghẹn ngay từ khi ý tưởng mới được hình thành trong suy nghĩ ngây thơ của những đứa trẻ.
    Những tấm gương như HAGL Arsenal JMG còn là quá ít với tiềm năng bóng đá trên dải đất hình chữ S. Công tác tuyên truyền và quảng bá hình ảnh cũng chưa được quan tâm đúng mức như nền bóng đá phát triển Nhật Bản.
    Thế hệ vàng bóng đá Việt ngày nào dù là mốc son trong lịch sử bóng đá quốc gia, nhưng chưa đủ sức nặng cũng như chưa được tuyên truyền đúng mức để trở thành thần tượng trong lòng những cầu thủ trẻ. Họ không biết phải phấn đấu ra sao, học theo ai để đi tiếp con đường cầu thủ chuyên nghiệp vẫn còn dang dở. Mà điều đó thì bóng đá Nhật đã làm từ lâu và làm rất tốt.
    Hãy đừng để những giấc mơ mãi còn dang dở
    Không thể phủ nhận bóng đá Nhật bản hiện đang phát triển hàng đầu Châu Á, và dĩ nhiên họ là tấm gương rất xứng đáng để bóng đá Việt Nam học hỏi. Tuy nhiên hàng ngày khi mà giới truyền thông không ngừng nói về những chính sách “Nhật Bản hóa” bóng đá Việt Nam, thì những việc làm cụ thể, hay chí ít là mầm móng cho tương lai của bóng đá Việt vẫn chưa thấy đâu.
    Tất cả các dự án đều vẫn còn nằm trên giấy. Đương nhiên cũng không thể đòi hỏi quá gấp gáp bởi bóng đá Nhật Bản cũng không phải trở nên lớn mạnh chỉ sau một đêm, đó là cả một quá trình chuẩn bị và tiến hành lâu dài, triệt để. Bóng đá Việt Nam cũng cần như thế, chắt lọc các tinh hoa từ những nền bóng đá tiên tiến và đầu tư cho thế hệ trẻ là những việc làm cấp thiếp và chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn, đó là lúc cần đến cái tầm và cái tâm của những người làm bóng đá chuyên môn ở Việt Nam.

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    Permissions in this forum:
    Bạn không có quyền trả lời bài viết

     
    • Free forum | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất