Đăng nhập hoặcđăng kýđể tham gia thảo luận trên diễn đàn




    Chia Sẽ Mạng Xã Hội

    You are not connected. Please login or register

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    quanghuy
    • Admin

    quanghuy


    https://thainguyennews.forumvi.com





    Huyện Krông Pắk và Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) được xem là thủ phủ của mít. Hằng ngày, từ 2 huyện này xuất vào các nhà máy hàng chục tấn nguyên liệu làm mít sấy. Để có khối lượng mít khổng lồ cung cấp cho nhà máy, các vựa mít tại đây thu mua cả mít non, chưa có mùi thơm rồi “hô biến” thành mít chín bằng hóa chất.

    Kinh hãi công nghệ tạo mít chín, siêu bẩn, siêu độc Anh_2_mit

    Người dân tiến hành tiêm thuốc vào mít. Ảnh: Quỳnh Anh

    Kinh hoàng mít chín “siêu tốc”
    Tại nhà xưởng ọp ẹp, rộng chưa đầy 30m2 của ông N.V.B (xã Ea Đar, huyện Ea Kar), mùi mít và mùi hôi thối ô nhiễm vây lấy chục hộ sống lân cận. Xưởng nhỏ nhưng chứa đến vài tấn mít nằm ngổn ngang trên mặt sàn đầy bụi bặm.
    Ngay khu vực chế biến tách mít, mùi hôi thối từ phế phẩm của mít để lâu ngày hòa với mùi đất ẩm mốc, tạp chất bốc lên nồng nặc. Thế nhưng, hằng ngày, gần chục công nhân vẫn ngồi ngang nhiên lột mít. Dụng cụ lột mít như rổ, dao, bịch ni lông ngả màu đen ngòm, thu hút ruồi nhặng bâu dày đặc. Không bao tay, không khẩu trang, không đồ bảo hộ, dường như mọi người đã quá quen với môi trường làm việc… siêu bẩn.


          VIDEO - KINH HOÀNG CÔNG NGHỆ LỘT MÍT NGUYÊN LIỆU




    Theo ông N.V.B, nếu chờ mít chín từ từ theo tự nhiên thì người kinh doanh như ông sẽ không có lời, cũng không đủ nguyên liệu đáp ứng cho thị trường. “Thuốc được xem là chìa khóa của nghề mít, không có thuốc thì không thể nào sống được với nghề”, ông N.V.B khẳng định.
    Thông thường, một quả mít chín tự nhiên phải mất vài ngày, nhưng nhờ có thuốc, mít chín nhanh, chín đều và chín đẹp, lại không bị đắng. Gia đình ông N.V.B có thâm niên hàng chục năm làm mít nên biết rất rõ từng loại hóa chất dùng thúc mít chín đảm bảo trái không sượng, không thối rữa...


    Kinh hãi công nghệ tạo mít chín, siêu bẩn, siêu độc 31179986_1843390175954748_6056159460969667310_n



    Theo anh T.M, chủ một xưởng mít (ở khối 5, TT.Ea Kar, huyện Ea Kar) có ba cách được các chủ vựa áp dụng ép mít chín: Nếu số lượng mít trái nhiều, các chủ vựa sẽ pha hóa chất với nước rồi tưới đều lên đống mít trái, sau đó đậy bạt ni lông ủ. Nếu là từng trái thì đưa hóa chất vào xi lanh hoặc vào chai nhựa, dùng dùi đâm thủng một lỗ nhỏ ở cuống của trái mít rồi đổ thuốc vào trong cuống hoặc dùng dao khoét một lỗ nhỏ ở bất cứ vị trí nào của trái mít rồi đổ trực tiếp hóa chất vào trong trái. Trái mít được bơm hóa chất, sau 24 giờ sẽ chuyển mùi, mềm hơn, đồng loạt chín bất kể trái còn xanh non.
    Theo ghi nhận của phóng viên, các chủ cơ sở chế biến mít dùng tới ba loại hóa chất để biến mít non thành mít chín. Hóa chất thứ nhất là màu vàng, được bán phổ biến ở các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật, loại này ít được sử dụng vì mít lâu chín và làm cho mít bị đắng. Nếu dùng, mỗi trái bơm từ 15ml đến 20ml tùy trọng lượng. Loại thứ hai có dung dịch màu trắng, công dụng tương tự loại thứ nhất. Loại thứ ba có nguồn gốc từ Trung Quốc thì công dụng mạnh, được nhiều người sử dụng. Loại thuốc này mỗi tuýp có 20 ống nhỏ như ngón tay út, có dạng nước màu trắng, mỗi trái nhỏ từ 2 - 3 giọt là đủ chín.


    Kinh hãi công nghệ tạo mít chín, siêu bẩn, siêu độc Anh_1_mit
    Hóa chất được người dân sử dụng ép chín mít non. Ảnh: Quỳnh Anh

    Với công thức mít non, xanh đi kèm với hóa chất, hàng ngày, từ các vựa mít xuất ra hàng chục tấn mít “ngậm” hóa chất để chế biến thành mít sấy cung ứng cho người tiêu dùng.

    Tràn lan hóa chất độc hại ép chín mít

    Để tìm mua hóa chất ép chín mít, chúng tôi được người dân giới thiệu đến cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật Bích Đào và Thanh Xuân (TT.Ea Kar, huyện Ea Kar). Tại đây, khi phóng viên hỏi mua thuốc thúc mít chín của Trung Quốc loại vỉ 20 tuýp, ống nước thì chủ cửa hàng thông báo hết hàng. Tuy nhiên, chủ cửa hàng lại giới thiệu loại thuốc màu vàng cũng cho hiệu quả không kém. “Loại hóa chất Trung Quốc là hàng cấm, dùng loại này độc hại lắm, chết người đó”, chủ cửa hàng nói.
    Tuy nhiên, theo anh T.M, ngày thường anh vẫn mua thuốc ép chín mít tại cửa hàng Bích Đào. “Chắc thấy người lạ, họ không dám bán, loại đó bị cấm bán mà”, anh T.M nói.
    Ông Trịnh Tiến Bộ, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đắk Lắk cho biết, các hóa chất mà người dân dùng là hóa chất HPC-97 HXN và loại EDO ETHEPHON thuộc sự quản lý của Bộ NN&PTNT. Được biết, HPC-97-HXN không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam (theo Thông tư Số 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/2/2012 của Bộ NN&PTNT)
    Bà Nguyễn Thị Phương Lan, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Đắk Lắk cho biết, việc thúc mít chín bằng các loại hóa chất không rõ nguồn gốc, đặc biệt là hóa chất Trung Quốc đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Hóa chất Trung Quốc không có địa chỉ, ngày tháng sản xuất, trên bao bì ghi chữ “ít độc” có nghĩa là vẫn có độc. Người tiêu dùng ăn phải sản phẩm có loại thuốc này rất dễ bị kích ứng da gây mẩn ngứa. Còn khi ngấm vào cơ thể với lượng lớn sẽ gây hôn mê, nguy hiểm đến tính mạng.

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    Permissions in this forum:
    Bạn không có quyền trả lời bài viết

     
    • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất