Đăng nhập hoặcđăng kýđể tham gia thảo luận trên diễn đàn




    Chia Sẽ Mạng Xã Hội

    You are not connected. Please login or register

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    quanghuy
    • Admin

    quanghuy


    https://thainguyennews.forumvi.com



    7 trường cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp (trực thuộc Bộ Công Thương) hiện đang lâm vào tình trạng hoạt động cầm chừng do không tuyển sinh được học sinh, sinh viên. Hiện, 7 cơ sở giáo dục này có trên 1.200 cán bộ, giảng viên và quản lý hàng nghìn héc-ta đất, cơ sở vật chất, trang thiết bị đầu tư nhiều năm lên đền vài nghìn tỷ đồng nhưng không phát huy được hiệu quả vì không tuyển sinh đủ chỉ tiêu hàng năm…
    Các trường dạy nghề ở Thái Nguyên gặp khó khăn trong mùa tuyển sinh Truongnghevangtro
    Các cơ sở dạy nghề của Bộ Công Thương nằm trên địa bàn tỉnh đã được trang bị thiết bị phục vụ đào tào nghề hiện đại.

     Đơn cử Trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim có gần 300 cán bộ, giáo viên với cơ sở vật khá đồ sộ, thiết bị dạy học hiện đại nhưng chỉ có khoảng 200 sinh viên học tại cơ sở chính ở phường Lương Sơn (T.P Sông Công). Để được Bộ Công Thương cấp đủ 70% quỹ lương cho số biên chế hiện có, Trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim Thái Nguyên phải cử cán bộ, giảng viên đi các tỉnh miền núi như: Lào Cai, Lạng Sơn dạy nghề (một số nghề phổ thông dạy miễn phí). 6 cơ sở đào tạo khác của Bộ Công Thương nằm trên địa bàn tỉnh 3 năm trở đây cũng chỉ tuyển sinh được khoảng 30% chỉ tiêu đối với hệ cao đẳng. Riêng hệ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng nghề, các cơ sở giáo dục này tuyển sinh được rất ít người học (có chuyên ngành không có học sinh nào đăng ký xét tuyển). Do tuyển sinh không đủ chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương giao nên phần đông cán bộ, giảng viên đang công tác tại 7 trường này rất khó khăn về việc làm, thu nhập. Một số cán bộ có trình độ chuyên môn đã chuyển chỗ làm, số còn lại hoang mang, thiếu niềm tin vào sự phát triển của các đơn vị...
     
     
    Các trường dạy nghề ở Thái Nguyên gặp khó khăn trong mùa tuyển sinh Truongnghevangtro3
     
    Cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim ở phường Lương Sơn
    (T.P Sông Công) khá hoành tráng nhưng hiện chỉ có trên 200 sinh viên theo học.
     
    Trước thực trạng nêu trên, năm 2014, Bộ Công Thương đã tiến hành khảo sát, đánh giá và chính thức có văn bản đề nghị với các bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh Thái Nguyên cho ý kiến về việc xây dựng Đề án tái cơ cấu để thành lập Đại học Công thương Thái Nguyên trên cơ sở 4 trường cao đẳng hiện có (Công nghiệp Việt Đức, Công nghiệp Thái Nguyên, Công nghiệp và Kỹ thuật công nghiệp, Cơ khí - Luyện kim). Các đầu mối còn lại tiếp tục theo chức năng, nhiệm vụ nhưng trên cơ sở để thu gọn bộ máy, giảm bớt những ngành nghề trùng lặp để đầu tư dạy nghề chuyên sâu, có lợi thế để đáp ứng nhu cầu của xã hội đang cần. Chủ trương thành lập Đại học Công thương Thái Nguyên kéo dài từ năm 2014 đến nay nhưng vẫn chưa thực hiện được vì vừa qua Chính phủ hạn chế việc mở thêm trường đại học mới. Việc sáp nhập một số trường đào tạo nghề, trường chuyên nghiệp còn lại thuộc Bộ Công Thương cũng nảy sinh nhiều vướng mắc, khó khăn số cán bộ, giảng viên dôi dư (trên 300 người) không biết bố trí, sắp xếp ra sao; các khoản nợ đầu tư xây dựng, mua sắm trước đây của nhiều trường chưa thanh toán, xử lý dứt điểm; ban lãnh đạo một số cơ sở đào tạo chưa có sự thống nhất cao về chủ trương sáp nhập.
     

    Ông Nguyễn Viết Thường, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim cho biết: Hầu hết các trường đều khó khăn do tuyển sinh không đủ chỉ tiêu được giao và kéo dài mãi tình trạng này sẽ lãng phí cơ sở chất, nguồn nhân lực, nguồn lực đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp. Do vậy, việc  tái cơ cấu các trường của Bộ Công Thương nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là việc làm cần thiết và cấp bách. Tái cơ cấu thành công cũng sẽ khắc phục được tình trạng mất cân đối về mật độ phân bố các trường đạo tạo nghề trên địa bàn tỉnh; chấm dứt tình trạng trùng lặp nghề đào tạo của các trường thuộc Bộ và bất cập về cơ cấu trình độ đào tạo.
     

    Còn đại diện một số cơ sở dạy nghề khác của Bộ Công Thương trên địa bàn tỉnh lại cho rằng: Nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ sản xuất công nghiệp rất lớn và năm nào cũng có doanh nghiệp đến đề nghị tuyển dụng lao động qua đào tạo. Tuy nhiên, do xã hội còn nặng nề về bằng cấp, ít quan tâm đến vấn học nghề nên đã gây nên tình trạng mất cân đối giữa lượng người thi vào trường đào tạo nghề với các trường đại học. Cùng đó là việc đào tạo nghề tại các trường còn quá dài thời gian (3 năm với hệ cao đẳng) nên không phù hợp với phần đông học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
     

    Trước yêu cầu về đạo tạo nghề đã có sự thay đổi nên ngoài việc muốn nhanh chóng sáp nhập để giảm đầu mối, nâng cao năng lực hoạt động, cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Công Thương cũng đã một số giải pháp để “tự thân vận động” bằng cách phối hợp với cơ sở dạy nghề các địa phương ở miền núi, vùng sâu, vùng xa để tổ chức dạy nghề; liên kết với các doanh nghiệp nhằm đào tạo nghề theo địa chỉ với thời gian từ 3 đến 6 tháng…Song, đây cũng chỉ là những giải pháp tình thế, còn về lâu dài việc điều chính, sát nhập để chuyên nghiệp hoá công tác đào tạo nghề đối với các trường của Bộ Công Thương trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết.       
    Nguồn: Báo Thái Nguyên                                                 

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    Permissions in this forum:
    Bạn không có quyền trả lời bài viết

     
    • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất