Đăng nhập hoặcđăng kýđể tham gia thảo luận trên diễn đàn




    Chia Sẽ Mạng Xã Hội

    You are not connected. Please login or register

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    HoiCaiGi
    • Mod

    HoiCaiGi





    Ở bàn nhậu bên cạnh, người phụ nữ tóc pha sương, dáng người cao và gầy, tay xách bịch trái cây, đứng lặng người. “Con đang học gì vậy?” bà nói, mắt đượm buồn nhìn người thanh niên đang mải cầm ly bia...


    Dân nhậu còn ngồi trên ghế nhà trường
    Dọc hai bên đường dẫn vào trung tâm làng đại học (khu vực giáp ranh giữa quận Thủ Đức, TP.HCM và thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương), từ khoảng 16 giờ hằng ngày đã bắt đầu nhộn nhịp với cảnh bày biện bàn ghế, chuẩn bị cho những cuộc nhậu, có thể thâu đêm suốt sáng.
    Âm thanh bắt đầu hỗn tạp với những tiếng chào, cụng ly, bắt tay xã giao và cả những tiếng la hét gọi món của những “bợm nhậu tri thức”.  Bên kia đường là khu ký túc xá dành cho hàng ngàn sinh viên của các trường đại học.
    Làng nhậu sinh viên: Mẹ nghèo lặng người nhìn con 'chén chú, chén anh' Lang-nhau-sinh-vien
    Quán nhậu sinh viên
    Một nhóm sinh viên vừa tan học, tấp vào kéo ghế ngồi gọi món. Với nồi lẩu nghi ngút khói, đĩa chân gà, vài chai bia, họ bắt đầu cuộc nhậu. Khi những hò “dô” bùng nổ, những ly bia liên tục được nâng lên hạ xuống cũng là lúc chuyện buồn, vui bắt đầu xôm tụ.
    Chúng tôi trò chuyện với Lâm - một người trong nhóm sinh viên. Anh kể nhóm bạn của anh người học trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, người học ĐH Bách khoa đều ở tại làng. Khoảng 17 giờ, các lớp đều tan tiết, cả nhóm kéo nhau ra quán nhậu, làm vài chai bia rồi mới về ký túc xá.
    “Lúc mới nhập học, khi buồn tôi mới tìm ra quán. Lâu dần thành quen, giờ buồn vui hay không có chuyện gì cũng tìm ra quán”, Lâm chia sẻ.
    Làng nhậu sinh viên: Mẹ nghèo lặng người nhìn con 'chén chú, chén anh' Lang-nhau-sinh-vien-1
    Sinh viên vào quán
    Không chỉ nam sinh viên, những nữ sinh viên cũng cụng ly như những dân nhậu thứ thiệt. Có nhóm cả nam lẫn nữ hơn 10 người, có nhóm chỉ 2 - 3 người thế nhưng vẫn tạo thành bàn nhậu náo nhiệt.
    “Nơi đây hội tụ bạn bè là lý tưởng nhất, chúng tôi thoải mái tâm sự. Chuyện buồn vui trong học tập và tình cảm anh em san sẻ với nhau. Đôi khi không có chuyện gì nói, “rượu vào lời ra” thế là có chuyện”, Lâm cho biết.
    Bên này quán nhậu, bên kia ký túc xá
    Tiếng cụng ly côm cốp, nói đùa rôm rả, những người trẻ sảng khoái bên bàn nhậu. Ở bàn nhậu bên cạnh, người phụ nữ tóc pha sương, dáng người cao và gầy, tay xách bịch trái cây, đứng lặng người. “Con đang học gì vậy?” bà nói, mắt đượm buồn nhìn người thanh niên đang mải cầm ly bia.
    Không tin vào mắt mình, bà hụt hẫng đánh rơi bịch trái cây. Hốt hoảng, anh đứng dậy chào mẹ. Vội từ giã “chiến hữu”, anh rụt rè nhặt từng quả ổi cho vào bịch rồi giải thích: “Nhóm bạn con lâu lâu mới họp nhóm ạ”. Bà không nói, chỉ thở dài nhìn con. Chúng tôi nhìn theo, hai mẹ con dắt nhau qua ký túc xá sinh viên nằm đối diện quán nhậu.
    Làng nhậu sinh viên: Mẹ nghèo lặng người nhìn con 'chén chú, chén anh' Lang-nhau-sinh-vien-2
    Quán nhậu chẳng mấy chốc đông khách.
    Vỉa hè dẫn vào ký túc xá, từng nhóm sinh viên cặp sách trên tay bàn chuyện thi cử. Họ đi ngang qua những quán nhậu. Cách vài trăm mét, những cổng trường đại học trang nghiêm chìm vào im lặng, nhường chỗ cho âm thanh rôm rả, xô bồ của những quán nhậu.
    Nhắc đến làng đại học, người ta sẽ nghĩ đến khung cảnh văn minh của những trí thức trẻ thế nhưng nơi đây quy tụ hàng chục quán nhậu nhếch nhác, nằm dọc trên đường dẫn vào làng, kèm theo đó là những hệ lụy khôn lường.
    “Đợt mẹ lên thăm tôi, mẹ nhìn thấy những bạn sinh viên đang nhậu. Mẹ lo lắm. Mẹ dặn tôi không được uống, sợ lâu dần thành quen. Đi làm thêm phải về sớm, người ta uống rượu rồi có nhiều điều không hay xảy ra”, sinh viên Trần Thị Mỹ Thuận (ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn) chia sẻ.
    Làng nhậu sinh viên: Mẹ nghèo lặng người nhìn con 'chén chú, chén anh' Me-ngheo-lang-nguoi-nhin-con-mai-miet-chen-chu-chen-anh
    Chén chú chén anh
    Những “con sâu rượu” mặt đỏ bừng, người toát men bia rượu, ăn nói không chừng mực vẫn ngồi chiến đấu bên bàn nhậu. Liệu sáng mai, họ còn đủ minh mẫn, lịch sự chuẩn bị cho những tiết học? Cuộc vui như thế có lẽ đã trở thành “nếp văn hóa” giao tiếp trong giới sinh viên.
    Thế nên khi nhận được “lương” từ bố mẹ họ lại chén chú chén anh quên đi ánh mắt đượm buồn, tiếng thở dài của những bậc sinh thành. Bên này là quán nhậu, bên kia là trường đại học. Chỉ cách nhau một con đường nhưng cũng thể hiện được phần nào tương lai của những sinh viên...
    #news

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    Permissions in this forum:
    Bạn không có quyền trả lời bài viết

     
    • Free forum | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất