Đăng nhập hoặcđăng kýđể tham gia thảo luận trên diễn đàn




    Chia Sẽ Mạng Xã Hội

    You are not connected. Please login or register

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    quanghuy
    • Admin

    quanghuy


    https://thainguyennews.forumvi.com



    Cầm miếng đất trên tay, người ta có thể đưa vào miệng nhai sần sật một cách ngon lành.
    Những người ăn đất cho biết, ăn loại đất này như ăn kẹo vậy, mùi vị của món ăn từ đất cũng rất đặc biệt cứ bùi bùi, thơm phức tan nhuyễn trong miệng và đặc biệt không bao giờ có sạn.
    Đất - món ăn dành cho các bà bầu
    Vùng đất Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc một thời nổi tiếng về sự nghèo khó. Khó không phải vì người dân lười lao động mà vì đặc trưng của vùng đất cằn cỗi khó canh tác. Tuy nhiên, ở vùng đất này khó ai có thể tin người ta lại chế biến được món ăn ngon từ đất. Điều đặc biệt, những bà bầu rất thích ăn món này bởi nó có thể bổ sung can xi và có vị đặc biệt.
    Kì lạ vùng đất người dân ăn đất như kẹo  85b2_17643891
    Món ăn được làm từ đất nổi tiếng một thời
    Trong ngôi nhà cổ kính hiếm hoi tại tổ dân phố Phú Chiền, thị trấn Lập Thạch, ông Nguyễn Ngọc Tuyến (80 tuổi) thường có thói quen ghi chép lại các sự kiện của thiên nhiên, con người và văn hóa trong những cuốn sổ cũ kỹ. Ông Tuyến bảo: “Tôi thích ghi chép lại những ngày tháng đáng nhớ, những sự kiện của thời tiết, khí hậu, những nét văn hóa gần gũi trong cuộc sống. Điều tôi ấn tượng nhất với vùng đất này là nét văn hóa ăn đất của người dân nơi đây, vô cùng thú vị…”.
    Ông Tuyến kể: “Khoảng những năm 1997, tại các chợ chiều, chợ phiên, và cả ở chợ thị trấn Lập Thạch bây giờ, có một món ăn mà ít nơi nào có và bày bán như một món hàng ăn bổ dưỡng được làm từ đất như vậy. Những ngày ấy, người dân đi chợ đôi khi gồng gồng, gánh gánh nhưng cũng chỉ mua về một gói lá chuối khô, trong ấy là những viên đất trắng phau”.
    Ngồi bên chồng, bà Trần Thị Bảy cũng chia sẻ: “Món ăn từ đất này nghe thì có vẻ ghê, nhưng nó thơm phức. Ăn vào miệng tan nhuyễn ngay, không hề có một hạt sạn nào. Thời đó phụ nữ mang thai chưa có điều kiện bổ sung các chất như bây giờ thường ăn đất. Có nhiều người đi chợ chỉ để mua đất hay còn gọi là món ngói về ăn. Món đất thời ấy bán rất đắt hàng, giá cả lúc nào cũng thế chứ không bấp bênh như những mặt hàng khác”.
    Cách chế biến món ăn từ đất không khó nhưng cũng lắm công phu. Trước tiên, người ta phải đi đào đất từ những đồi có loại đất này. Sau đó, những miếng đất được sắt ra từng miếng vừa vặn như thanh kẹo lạc. Để có được món đất vừa thơm vừa ngon thì người ta phải hun nó bằng vỏ trấu, và đặc biệt là phảilá sim rừng thì món đất ấy mới thơm ngon. Miếng đất lúc đó trở thành món ăn tuyệt vời chứ không phải là một cục đất bình thường nữa.
    Món ăn từ đất chỉ còn trong ký ức
    Sau một hồi hồ hởi kể chuyện, ông Tuyến lại trầm ngâm. Nhấp một ngụm trà nóng ông Tuyến buồn rầu bảo: “Bây giờ ra ngoài chợ, đố ai có thể tìm được cái món ăn từ đất nữa. Kinh tế bây giờ khá lên rồi, người ta có thể mua những thực phẩm khác để bổ sung dinh dưỡng chứ chẳng ai ăn đất. Chỉ tiếc, những món ăn đặc biệt như thế mai một đi”.
    Ông Tuyến bảo, trước đây khi ông còn nhỏ, ông nhớ như in ở gần nhà ông có một bà cụ tên là Nguyễn Thi Sạ. Cụ Sạ hoàn cảnh éo le lắm, cuộc sống cô độc một mình chẳng có nghề gì để mưu sinh. Thế rồi cụ Sạ theo người ta đi khai thác đất, loại đất thịt đặc biệt có màu như đất thó để về chế biến món ăn. Đồ nghề của cụ Sạ cũng rất đơn giản, một cái cuốc, một cái rổ để đựng đất. Cứ sáng sớm cụ Sạ lại lên những quả đồi đào bới, ở nơi nào có loại đất đặc biệt ấy là cụ đào. Rồi cụ về nhà đi lấy lá sim hun cả buổi chiều hôm sau mang bán ở chợ. Ấy vậy mà mấy chục năm trời cụ Sạ sống bằng nghề chế biến món ăn từ… đất.
    Một người phụ nữ khác cũng nổi tiếng trong vùng về chế biến món ăn từ đất là cụ Nguyễn Thị Lạc. Nhà cụ Lạc không nghèo nhưng cụ cũng làm “nghề phụ” là chế biến đất thành món ăn đem ra chợ bán. Giờ cụ Lạc đã qua đời.
    Ông Tuyến vinh dự bảo: “Nói thật dù là sơn hào hải vị cũng chưa chắc đã nổi tiếng. Nhưng món đất ở vùng đất Lập Thạch này đã được sang nước ngoài rồi đấy. Năm 1998, có hai vị doanh nhân người Nhật đến đây, họ được những cán bộ CA huyện Lập Thạch giới thiệu đến nhà cụ Lạc để mua đất mang về nước ăn và làm quà biếu”.
    “Món ăn từ đất cho tới thời điểm này đã dần mai một. Có thể nói những người ăn đất đã không còn. Mà vùng nguyên liệu để chế biến món ăn này nhiều nhất là ở đồi Công an. Ngày trước những người chế biến món ăn từ đất thường lấy nguyên liệu ở đó. Nhưng bây giờ, các anh nhìn đấy, ngọn đồi đã được san phẳng, nhà cửa cũng đã mọc lên san sát rồi”, ông Tuyến nói.
    Quả thật, bây giờ người ta đến Lập Thạch hỏi về những người ăn đất, những người chế biến món ăn từ đất là rất khó nếu không muốn nói là không còn ai làm nữa, không còn ai ăn nữa. Món ăn từ đất giờ chỉ còn trong ký ức của những người một thời nghiện nó.
    Ông Nguyễn Mạnh Tưởng, Chánh văn phòng UBND huyện Lập Thạch, cho biết: “Món ăn từ đất rất đặc biệt, nó như một nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây. Nhưng giờ đã mai một, không còn ai chế biến, cũng không còn ai ăn nữa”.
    Theo: Pháp luật Xã hội

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    Permissions in this forum:
    Bạn không có quyền trả lời bài viết

     
    • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất