Được ví như kỳ quan...Giao thông ở Hà Nội bị người nước ngoài cười chê là quê mùa lạc hậu Mon Jan 05, 2015 12:08 am CLICK VÀO LÝ LỊCH
Đó là nhận xét của Llewellyn King - một nhà báo Mỹ đã nhiều lần đến Việt Nam.
Llewellyn King là một nhà báo, nhà bình luật, người dẫn chương trình khá nổi tiếng người Mỹ. Ông đã nhiều lần đến Việt Nam và có không ít bài viết liên quan đến Việt Nam đăng tải trên các báo Mỹ.
Mới đây, ông có một bài viết về giao thông Hà Nội đăng trên trang Huffington Post. Hãy cùng xem góc nhìn của một "người ngoài cuộc":
Tôi muốn kể về Việt Nam: về con người, về văn hoá, về kinh tế, về những tranh cãi, và về những sức hút.
Nhưng tôi không thể. Không phải lúc này.
Giống như các du khách khác đến với thủ đô của Việt Nam, tôi bị thu hút bởi những con đường rộng lớn, hai bên là những bức tranh gốm ghép ấn tượng, những công viên lớn, những công trình kiến trúc hoành tráng với bề dày lịch sử; hay ẩm thực độc đáo với nhiều món do người Pháp mang tới nhưng đã được Việt hoá.
Không hề! Tôi hoàn toàn bị ấn tượng bởi giao thông - một trong những kỳ quan thế giới, theo tôi. Là kỳ quan không phải vì, giống như nhiều thành phố khác trên thế giới, nó khủng khiếp, mà vì nó vận động theo một cách thật đáng kinh ngạc. Người và xe cứ trôi mà chẳng theo một hệ thống gì.
Nhiều nơi không có đèn giao thông, hay biển chỉ dẫn dừng xe, nhường đường. Các xe di chuyển với vận tốc trung bình khoảng 15 dặm/h (25 km/h); có lúc nhanh hơn, lúc chậm hơn, tuỳ thuộc vào từng thời điểm trong ngày.
Dòng xe lưu thông trên đường trông như một đàn kiến, lộn xộn một cách nhẫn nại. nguyên tắc duy nhất tồn tại trên đường là đi bên phải, còn lại là ngẫu hứng. Và đó là cách hàng triệu người di chuyển mỗi ngày.
Trên đường phố chủ yếu là xe tay ga, với động cơ nhỏ - dưới 150cc, và các loại xe máy rất nhỏ (một số chạy điện), xe gắn máy (moped) và vẫn còn cả xe đạp - mặc dù so với khi tôi tới cách đây 20 năm thì xe đạp hầu như biến mất.
Hơn 3 triệu chiếc xe tay ga - hầu hết đều ra đường mỗi ngày - cần kỹ năng, tính lịch sự và sự can đảm cho người cầm lái. Họ đi len lỏi, luồn lách, phanh, bẻ lái, tăng tốc và giảm tốc - việc mà trong mắt người Mỹ thì giống như nhảy ballet không cần kịch bản cùng hàng triệu người.
Trên đường cũng có cả ô tô, nhưng không nhiều. Họ điều khiển xe hoà vào biển xe máy với sự tự tin mà chắc chắn tôi không bao giờ có được. Tôi sẽ chẳng dám lái xe đi đâu vì sợ rằng sẽ đâm vào hàng chục người trên đường. Bạn không chỉ cần có sự kiên nhẫn, mà còn cả sự can đảm để hiểu rằng biển xe máy sẽ thích nghi với sự tồn tại của bạn.
Tôi ngồi trong taxi, ở hàng ghế sau, nín thở nhìn già, trẻ, gái, trai lao vun vút trên đường như thể các tay đua NASCAR - đường đua khốc liệt nhất thế giới.
Có lẽ giao thông Hà Nội cần được nghiên cứu bởi các nhà xã hội học. Mọi thứ diễn ra trên những chiếc xe máy hối hả chạy trên đường. Gia đình ba người ngồi trên một chiếc xe máy, các bạn trẻ thì chạy xe song song vui vẻ chuyện trò.
Nếu bạn muốn sang đường, phải lấy hết cản đảm, hoà vào biển xe máy với niềm tin rằng các tay lái sẽ thấy và tránh bạn.
Ai mà tin được rằng quan sát giao thông thành phố có thể trở thành một niềm vui? Về cơ bản thì tôi thấy không phí hoài chuyến đi.